Hà Nội: Giới thiệu mô hình phát triển điện mặt trời tại Sơn Tây
![]() |
![]() |
![]() |
Hội nghị nhằm giới thiệu chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam và mô hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà trong doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình sử dụng điện năng cho lãnh đạo UBND xã, phường, đại diện một số doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình sử dụng điện.
Tại hội nghị, Tổng Công ty Cổ phần công trình Viettel cho biết, việc ứng dụng công nghệ chuyển hóa quang năng thành điện năng đã trở thành xu thế mới để dần thay thế các nguồn điện sử dụng tài nguyên môi trường.
Điện mặt trời (ĐMT) lắp trên mái nhà không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn góp phần giảm áp lực về đầu tư nguồn điện, giảm ô nhiễm môi trường, giúp giảm sâu hóa đơn tiền điện hằng tháng. Ngoài việc sử dụng cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nguồn điện không sử dụng hết sẽ được phát ngược lên lưới điện.
![]() |
Hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Hà Nội. |
Tương đương mỗi kWh điện mặt trời tạo ra giúp chủ đầu tư tiết kiệm 2.171 VND/kWh đối với điện sản xuất và 3.338 VND/kWh đối với điện kinh doanh. Chi phí đầu tư hiện nay khoảng 18-19 triệu/ kWp(Kilowatt Peak) cho hệ <5kW; từ 16,5 - 17 triệu/kWp cho hệ lớn >10kW; khoảng gần 13,5 - 14 triệu/kWp cho hệ >100 kWp. 1kWp sản sinh trung bình khoảng 3,2 - 3,5 kWh/ngày/năm (khu vực Hà Nội).
Cũng theo đại diện Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, với chi phí lắp đặt như trên, thời gian hoàn vốn khoảng 5-6 năm với hộ gia đình, doanh nghiệp; từ 4,5 - 5 năm cho nhà máy điện sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận 17,5% - 23%.
Sau khi khách hàng lắp đặt, EVN tiến hành kiểm tra chất lượng điện phát ra từ hệ thống, nếu đạt các tiêu chuẩn hòa lưới, EVN sẽ lắp đặt đồng hồ 2 chiều miến phí. Sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán điện, khách hàng sẽ bán trực tiếp phần điện thừa vào lưới EVN với giá 1.943 VND/kWh (theo Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đến hết tháng 12/2020).
Lãnh đạo Thị xã Sơn Tây đánh giá, hội nghị giúp các đại biểu có hiểu biết toàn diện về nguồn năng lượng mặt trời từ đó nghiên cứu áp dụng cũng như tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích cơ quan, doanh nghiệp, hộ dân tại địa phương hưởng ứng đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà theo chủ trương của nhà nước nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất, sinh hoạt đời sống.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 8 tháng năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 25.706 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 758,2 MWp. Lũy kế đến nay, đã có gần 50.000 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất gần 1.200 MWp. Tính riêng tại Hà Nội, đến 31/08/2020 đã có 740 khách hàng đăng ký lắp đặt ĐMTMN với tổng công suất 8,97 MWp.
Xuân Hinh
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
- Tập đoàn Sơn Hà khánh thành nhà máy sản xuất xe điện EVgo tại Bắc Ninh
-
Thúc đẩy điện mặt trời mái nhà khu vực công nghiệp và thương mại
-
Bộ Công Thương rà soát các dự án điện mặt trời hưởng lợi từ Quyết định 13
-
Hà Nội triển khai các nhóm giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
-
Chợ đầu tiên của Hà Nội lắp điện mặt trời mái nhà
-
EVN kiến nghị cho phép giảm huy động các nguồn năng lượng tái tạo
-
Điện mặt trời mái nhà phát triển bùng nổ, tính bất ổn trong vận hành gia tăng
- Nguồn năng lượng ngoài trái đất
- Khánh thành Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ
- GWEC: Điện gió toàn cầu vẫn cần tăng trưởng gấp ba
- Việt Nam thuộc top 3 về chuyển đổi năng lượng tái tạo trong khu vực
- Rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời
- Ngành hàng không sẽ thực hiện chuyển đổi sang năng lượng “xanh” như thế nào?