Libya tái khởi động hoạt động thăm dò dầu khí
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày 9/10 tại London, lãnh đạo của ba tập đoàn trên đã ký thỏa thuận theo đó Eni mua 42,5% các quyền thăm dò và khai thác của BP tại Libya, liên quan đến các khu vực A và B (trên bờ) và C (ngoài khơi).
BP hiện đang nắm giữ 85% cổ phần tại các khối trên, trong khi 15% còn lại được kiểm soát bởi Cơ quan đầu tư Libya.
Sau thỏa thuận trên, Eni sẽ trở thành nhà điều hành thay vì BP. Tập đoàn Ý đã có các hoạt động sản xuất và thăm dò cũng như cơ sở hạ tầng ở gần những địa điểm BP có quyền khai thác.
Mục tiêu của thỏa thuận này là "làm sống lại các hoạt động thăm dò và phát triển các mỏ dầu khí, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại Libya". Thỏa thuận trên là "một bước quan trọng tạo cơ hội giải phóng tiềm năng thăm dò ở Libya, khởi động lại các hoạt động bị đình chỉ kể từ năm 2014", ông Claudio Descalzi, Chủ tịch Eni, cho biết.
Chủ tịch NOC (Công ty dầu quốc gia Libya), Moustapha Sanalla, cho đây là "một tín hiệu rõ ràng về sự phát triển của ngành dầu khí Libya”.
Libya đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau sự sụp đổ của ông Muammar Gaddafi vào cuối năm 2011. Các cơ sở hạ tầng dầu mỏ nước này thường là mục tiêu của các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang.
Libya có trữ lượng dầu dồi dào nhất châu Phi và chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ để phát triển kinh tế hiện nay.
G.K
AFP
-
Giá dầu thế giới 12/12: Libya ngưng xuất khẩu dầu ở khu vực El Shahara, giá dầu tăng mạnh
-
Brazil từ chối cho Total thăm dò dầu khí ở cửa sông Amazon
-
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Síp chớ thăm dò dầu khí "liều lĩnh"
-
Mỹ đổ thêm dầu vào lửa trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Síp
-
Libya bổ sung sản lượng 10.000 thùng/ngày từ ba mỏ nhỏ ở phía Đông
-
Libya hồi phục năng lực khai thác dầu
- Cuba tìm nguồn cung dầu mỏ thay thế cho Venezuela
- Gazprom ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp thiết bị khai thác ngầm trong nước
- Chevron và Woodside lên kế hoạch bảo dưỡng lớn trong năm 2019
- Ethiopia và Djibouti đạt thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt
- Indonesia tiết kiệm 200 triệu USD nhờ cắt giảm nhập khẩu dầu nhiên liệu hàng hải
- Nord Stream 2: Đức không nhân nhượng trước yêu cầu của Mỹ